Dịch bệnh với lệnh phong tỏa và cách ly đã khiến bức tranh kinh doanh smartphone toàn cầu trở nên ảm đạm. Trung Quốc, thị trường smartphone hàng đầu thế giới đã chứng kiến lượng điện thoại bán ra giảm 7% trong quý II. Con số này đã cải thiện hơn nhiều so với mức giảm 18% trong quý I.
Dịch bệnh với lệnh phong toả và cách ly đã khiến bức tranh kinh doanh smartphone toàn cầu trở nên ảm đạm. Ảnh: Forbes.com.
Tình hình tại Ấn Độ, thị trường lớn thứ ba còn nghiêm trọng hơn khi quốc gia này chứng kiến mức giảm 48%, tương đương giảm 17,3 triệu máy vì phải phong toả diện rộng.
“Các công ty smartphone cần nhanh chóng thích ứng với bình thường mới hậu dịch”, Ben Stanton, chuyên viên phân tích cấp cao của Canalys nhận định. Ông chỉ ra tuy tình hình phong tỏa đã được nới lỏng và nhiều cửa hàng đã được phép mở lại, vẫn còn nhiều yếu tố khác cần xem xét, trong đó có nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai cùng các xung đột địa chính trị giữa hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ.
Xét riêng Trung Quốc, thị trường nơi đây đang dần phục hồi trong quý II, trong khi nhiều khu vực khác trên thế giới vẫn đang vật lộn với đại dịch. Điều này cho phép các hãng Trung Quốc mở rộng sản phẩm 5G tại thị trường quê nhà.
“Trong quý II, gần một nửa số smartphone tại Trung Quốc là những sản phẩm được trang bị công nghệ 5G. Tỷ lệ này cao vượt những quốc gia và khu vực khác,” Will Wong, giám đốc nghiên cứu thiết bị tiêu dùng của IDC châu Á – Thái Bình Dương cho biết.
Thị trường trong nước phục hồi trước cũng đã tạo đà cho Huawei vươn lên chiếm vị trí nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới từ tay Samsung với 72% thị phần trong nước và 28% thị phần toàn cầu ghi nhận trong quý II.
Nguồn: Canalys.
Ben Stanton phân tích rằng Huawei đã tận dụng triệt để cơ hội để khẳng định mảng sản xuất điện thoại của mình. Trong khi đó Samsung có thị phần rất ít tại Trung Quốc, chưa tới 1% và các thị trường trọng điểm của hãng, chẳng hạn như Mỹ, châu Âu, Brazlil và Ấn Độ vẫn đang chịu ảnh hưởng của dịch.
Trong khi đó, Mo Jia – chuyên viên phân tích của Canalys nhận định, sẽ rất khó để Huawei giữ vững vị trí số 1 trong dài hạn. Sức mạnh từ chỉ Trung Quốc sẽ không đủ để Huawei trụ vững hàng top khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục. Những khu vực đối tác trọng yếu của họ đang hạn chế rủi ro bằng cách giảm số lượng mẫu mã mua vào từ Huawei và bắt đầu đưa các thương hiệu khác vào thị trường.
Trong khi đó, Apple đã vượt qua kỳ vọng khi thích ứng rất nhanh với đại dịch bằng cách tăng cường trải nghiệm số cho khách hàng. Hãng táo khuyết đã giao 45,1 triệu iPhone đến tay khách hàng toàn cầu trong quý II, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thành công này đạt được là nhờ iPhone 11 bán chạy và chiếm gần 40% tổng số điện thoại được mua, đồng thời iPhone SE cũng chiếm khoảng 28% lượng điện thoại bán ra. Tại Trung Quốc, Apple cũng đạt được kết quả kinh doanh tích cực với tỷ lệ tăng trưởng 35%, tương đương 7,7 triệu máy được bán ra.
Đọc thêm>>>
Chi tiêu cho IT của doanh nghiệp toàn cầu sẽ giảm 8% năm 2020
Samsung tại Việt Nam: Hành trình quán quân FDI
Vì sao điện thoại Made in Vietnam không bán chạy?
Thị trường smartphone Việt: Oppo “đe dọa” vị trí số 1 của Samsung