info@cnpt.vn
0236.3.770.888

3​ startup dùng công nghệ để giải quyết ​chất thải thực phẩm

Hành tinh đang phải trả giá khủng khiếp cho chuỗi thức ăn của con người. Hiếm có ngành nào gây tổn hại môi trường nhiều như ngành thực phẩm. Nhu cầu thức ăn của 7,8 tỉ người trên thế giới đang xóa sổ sự sống của nhiều loài ở mặt đất lẫn đại dương. Việc sử dụng đất để sản xuất thức ăn chăn nuôi đã gây nên 60% mất mát đa dạng sinh học toàn cầu.

Trong khi nhiều giống loài bị tuyệt chủng vì trở thành thực phẩm của con người thì con người lại đang vứt bỏ 1/3 số thực phẩm được sản xuất, tương đương 1,3 tỉ tấn rác thải và lượng rác phân hủy thải ra môi trường khoảng 3,3 tỉ tấn CO2 mỗi năm. Các phế phẩm từ đánh bắt cá cũng chiếm đến 60% tổng sản lượng đánh bắt toàn cầu.

3​ startup dùng công nghệ để giải quyết ​chất thải thực phẩm - ảnh 1

Con người đang vứt bỏ 1/3 tổng số thực phẩm được sản xuất, tương đương 1,3 tỉ tấn rác thải mỗi năm, thải ra khoảng 3,3 tỉ tấn CO2 khi phân hủy trong bãi rác. Ảnh: NSW Circular.

Các startup gieo kỳ vọng ngành công nghiệp thực phẩm hoàn toàn có thể thay đổi nhờ công nghệ. Tính cấp bách của khủng hoảng khí hậu và động lực chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đang thúc đẩy ngành công nghiệp thực phẩm tương lai đi theo một hướng khác với truyền thống. Dưới đây là ba startup công nghệ xanh đáng để mắt tới.

Goterra. Goterra phát triển các viên nang chứa ấu trùng ruồi lính đen có khả năng ăn hết chất thải thực phẩm. Phụ phẩm được tạo ra là một loại phân bón giàu chất xơ, trong khi bản thân những con giòi có thể trở thành thức ăn gia súc giàu protein. Đây là giải pháp thay thế cho việc đánh bắt và trồng trọt để sản xuất thức ăn cho động vật, đồng thời giải quyết được vấn đề rác thải thực phẩm và khí thải CO2 từ rác.

Các viên nang “ăn” chất thải này được đặt tại các địa điểm có nhiều chất thải thực phẩm. Khách hàng của Goterra là các trang trại, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bệnh viện, thậm chí các hội đồng cung cấp dịch vụ thành phố của chính phủ Úc.

Startup công nghệ sinh học này đang trên đà mở rộng quy mô ra toàn cầu, từ quản lý 10 tấn lên mục tiêu 45.000 tấn rác thực phẩm mỗi tuần vào năm 2021. “Chính quyền Úc đang tập trung đổi mới các ngành công nghiệp, vì vậy chúng tôi đã được hỗ trợ rất nhiều,”nhà sáng lập Olympia Yarger cho biết, “Chúng tôi đi lên từ con số không và đang tăng trưởng ổn định.”

Better Origin. Xuất phát là một nghiên cứu của đại học Cambridge, công ty sử dụng ấu trùng của ruồi lính đen để xử lý rác thải thực phẩm địa phương, chẳng hạn như phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm ngũ cốc và chất thải thực phẩm công nghiệp; đồng thời tăng cường quá trình tự nhiên này bằng công nghệ AI.

Fotis Fotiadis, đồng sáng lập và CEO của Better Origin cũng tin rằng côn trùng là câu trả lời cho vấn đề rác thải thực phẩm. “Không còn nghi ngờ gì, mắt xích để giải quyết vấn đề chính là côn trùng. Về cơ bản, chúng tôi tin rằng để sống trên một hành tinh bền vững, công nghệ và thiên nhiên phải kết hợp hài hòa,” ông nói.

Startup do chính phủ Anh hậu thuẫn hiện đang phát triển các trang trại côn trùng mini do trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý để biến chất thải thực phẩm thành thức ăn gia cầm. Chỉ cần vài tuần để trọng lượng cơ thể ấu trùng phát triển gấp khoảng 5.000 lần và tạo ra thức ăn gia cầm chất lượng cao và bổ dưỡng.

Better Origin đang hướng tới thị trường mục tiêu trị giá 1 tỉ bảng Anh ở Anh và 130 tỉ bảng Anh trên toàn cầu với tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Giống như Goterra, doanh nghiệp mang lại giải pháp bền vững để tạo ra thức ăn cho vật nuôi, góp phần tạo nên thực phẩm chất lượng hơn cho người tiêu dùng.

Apeel Sciences. Công ty có trụ sở tại California đang dẫn dầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp thay thế bền vững cho các túi nhựa tại cửa hàng tạp hoá: Apeel Sciencesphát triển một lớp phủ không mùi có thể ăn được làm từ nguyên liệu thực vật, giúp bơ, dâu tây, xoài, và một số loại trái cây tươi lâu gấp đôi.

Ra mắt năm 2012 với khoản tài trợ của quỹ Bill&Melinda Gates, Apeel Scienceslà startup kỳ lân (có giá trị vốn hoá trên tỉ đô) có khả năng thay đổi cuộc chơi, thu hút những tên tuổi lớn “chống lưng”, bao gồm công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz và “nữ hoàng truyền hình” Oprah Winfrey.


Đọc thêm>>>

Khởi động tháng Nhận thức về nhựa 2020

60 doanh nhân Việt ký cam kết không mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã

Báo động hiểm họa vi nhựa ở Việt Nam

Lập liên minh tái chế bao bì PRO Việt Nam

“Startup” AnEco đón sóng tiêu dùng xanh

Written by: cnptcorp

Leave a Reply